Với những người sử dụng máy tính hay laptop hẳn cũng đã nghe qua khái niệm card rời, tuy vậy không ít người vẫn chưa thể hiểu chính xác về card rời laptop,
card đồ họa rời là gì?
Vậy card là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về card màn hình rời cho laptop.
Card rời là gì? Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời là một trong hai loại card đồ họa cơ bản trên máy tính. Chiếc card này đóng vai trò xử lý hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Thông thường card đồ họa sẽ được cấu thành bởi 2 phần là GPU (bộ xử lý đồ họa) và Video Memory (bộ nhớ đồ họa), ngoài card đồ họa rời còn có một loại card phổ biến khác được gọi là card onboard. Đặc điểm của card đồ họa rời laptop là có thể tách rời phần GPU và Video Memory, cực kỳ thích hợp với nhu cầu chơi game hay chạy các ứng dụng nặng liên quan đến hình ảnh với chất lượng cao.
Phần lớn card đồ họa rời hiện nay đều được sản xuất bởi 2 công ty công nghệ lớn của Mỹ là AMD và NVIDIA, sản phẩm thường được phân phối từ MSI, Asus, Gigabyte,... được tích hợp hầu hết trên các dòng laptop hiện nay. Chip xử lý trên card đồ họa của AMD được gọi là VPU (Video Process Unit), còn của NVIDIA được gọi tên GPU (Graphic Processor Unit), tên gọi của card rời giúp người mua biết được thế hệ và tính chuyên dụng của nó trong giải trí game hay đồ họa.
Ưu, nhược điểm của laptop có card đồ họa rời
Ưu điểm card đồ họa laptop
- Khả năng xử lý hình ảnh và đồ họa với tốc độ rất cao, hạn chế được tình trạng giật lag hay vỡ hình.
- Không chiếm dung lượng RAM nên sẽ không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy. Tăng cường chức năng xử lý các ứng dụng hình ảnh nặng mà không bị ảnh hưởng bởi sự hoạt động đa nhiệm của máy,
- Đáp ứng tốt nhu cầu chơi game đồ họa cao và nhiều hiệu ứng hình ảnh.
- Card rời có thể liên kết với mainboard thông qua bus giao tiếp tại các khe cắm mở rộng như PIC, PIC Express hay AGP.
Nhược điểm của card rời
- Card đồ họa rời khiến máy tính chịu nhiệt lượng và làm tiêu tốn thêm một lượng điện năng cung cấp cho thiết bị này hoạt động.
- Laptop có trang bị card rời có khối lượng và giá thành cao hơn thông thường, nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những chiếc laptop có card đồ họa rời với giá rẻ. Vì nhà sản xuất phải cải tiến hệ thống tản nhiệt công suất lớn hơn nhằm giảm thiểu tình trạng nóng máy.
Chức năng, đặc điểm của card màn hình rời
Card rời có chức năng chính là tái tạo các dữ liệu hình ảnh một cách rõ ràng, đầy đủ về màu sắc và độ phân giải.
Card đồ họa rời thời gian đầu được thiết kế với mục đích chính là giảm bớt gánh nặng xử lý các tác vụ đồ họa cho CPU và RAM (bởi chip GPU tích hợp cùng dùng chung tài nguyên RAM với CPU). Nó giúp cải thiện chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính và tăng tốc xử lý video lên rất nhiều.
Hiện nay với yêu cầu về hiển thị ngày càng cao, các ứng dụng và game ngày càng nặng và đòi hỏi về nhiều tài nguyên của máy, card đồ họa là một bộ phận không thể thiếu trong các dòng máy tính laptop của designer và các game thủ.
Sức mạnh từ card rời cho phép máy tính có khả năng hiển thị hình ảnh 3D, ảnh vector, ảnh có tỷ lệ pixel cao, cho khả năng tái tạo dải màu rộng hơn. Bên cạnh đó nó còn có thể đi kèm các cổng kết nối như AGP, HDMI, TV.
Nếu như ở thời kỳ đầu, card rời chỉ đơn giản là chuyển tiếp và xuất dữ liệu từ vi xử lý lên màn hình, thì ngày nay card giống như một bộ vi xử lý đa chức năng. Nghĩa là card rời đã được trang bị thêm sức mạnh để nó có thể tự xử lý thêm nhiều công việc, chứ không đơn thuần chỉ là truyền tín hiệu lên màn hình nữa. Thay vào đó, card có thể tự tính toán các lệnh thuộc phạm vi của mình, tự kiểm định và điều chỉnh chất lượng hình ảnh đầu ra để tận dụng triệt để khả năng của thiết bị hiển thị.
Card đồ họa rời cho laptop
Card màn hình sản xuất cho máy bàn và laptop vẫn có những điểm khác nhau. Điểm khác biệt đầu tiên đó là về kích thước. Trong khi máy tính bàn có thoải mái không gian để gắn card màn hình vào khe cắm, thì laptop lại có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều và hầu như chỉ có 1 bo mạch.
Bên cạnh đó, card màn hình của laptop thường được hàn cố định gần giống như card onboard và không thể tháo lắp được. Chỉ có một số dòng máy trạm có khả năng nâng cấp mới hỗ trợ card màn hình ở dạng có thể tháo rời được nhằm thay thế và nâng cao sức mạnh xử lý đồ họa của máy bằng card khác cao cấp hơn.
Đặc biệt, card đồ họa rời cho laptop của hãng NVidia thường có kí hiệu M để người dùng có thể phân biệt với card rời trên PC.
Tạm kết
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về card đồ họa là gì? Và những điều bạn chưa biết về card đồ họa rời!